Bánh Tét là gì ?

Bánh Tét được đọc trại từ từ bánh Tết đây là một  món ăn được pha trộn giữ văn hóa Việt và Chăm tại vùng Nam Bộ.

banh-tet-dac-san-can-tho

Bánh Tét được gói bởi lá chuối nhân bánh có nhiều vị được bao bọc bởi lớp nếp bên ngoài sau khi đem luộc 12 tiếng bánh được đem treo ráo và dùng ăn kèm với dưa kiệu, thịt kho ngày Tết.  

Theo quan niệm ông bà xưa, những loại bánh, món ăn được dùng trong ngày Tết đều có ý nghĩa riêng nhắc ta thương nhớ người xưa, cầu chúc cho gia đình ấm no, sum vầy đoàn viên cảm tạ trời đất về mùa màng thuận lợi vừa qua.

 Bánh tét miền tây  được bọc nhiều lá chuối bên ngoài mang ý nghĩa tượng trưng cho hình ảnh mẹ bọc lấy con, mang đến mong muốn sum vầy gia đình của người Việt vào ngày Tết. Hai màu xanh, màu vàng trong bánh còn gợi cho ta hình ảnh người nông dân, đồng quê, càng gợi cho ta niềm mơ ước khát khao "an cư lạc nghiệp" một mùa xuân an bình đến mọi nhà.

9 kiểu bánh Tét được gói đặc trưng ngày vào ngày Tết ?

1. Bánh Tét Nhân Chuối (Bánh Tét Ngọt) 

Bánh tét nhân chuối là một trong những loại phổ biến nhất chỉ sau bánh tét nhân đậu xanh thịt mỡ. 

  • Lá chuối, dây lát  sau khi được lựa chọn kỹ càng được đem làm sạch xé theo khổ để gói.
  • Nếp được ngâm qua đêm để ráo ở đây  có 2 cách để chế biến nếp:
  • Nếp sống: nếp sau khi để ráo đem trộn màu và gói trực tiếp đây được gọi là gói nếp sống bánh khi luộc ra hạt nếp sẽ dính vào nhau không rời từng hạt nhưng thời gian nấu bánh sẽ lâu hơn phải mất tầm 10 đến 12 tiếng cho một nồi bánh to.
  • Nếp chín: nếp sau khi ráo được đem đi xào với nước cốt dừa và màu đến khi nếp chín dẻo thành khối đảo nặng tay là đạt , đem nếp sau khi xào đi gói bánh thì bạn chỉ mất tầm 6 đến 8 tiếng cho một nồi bánh. 
  • Chuối chín là thành phần quan trọng nhất khi gói bánh tét nhân ngọt chuối phải là chuối xiêm chín mềm, được lột sạch vỏ chỉ trên thân trái chuối , ướp chuối và đường mang phơi nắng giúp chuối ngon hơn khi luộc ra 

Bánh tét sau khi luộc chín sẽ có màu hồng đỏ ở nhân màu xanh lá chuối ở phần nếp ngoài. Bánh sau khi chín ăn sẽ có vị ngọt dịu của chuối, dai mềm của nếp. Trẻ con miền tây thích nhất là ăn bánh tét chấm đường cát tưởng không ngon nhưng khi ăn rồi là không dừng lại được.  

2. Bánh Tét Nhân đậu xanh thịt mỡ (Bánh Tét mặn) 

Tương tự như cách gói bánh nhân chuối, bánh tét đậu xanh thịt mỡ chỉ khác ở cách chế biến phần nhân bánh .

  • Lá chuối, dây lát  sau khi được lựa chọn kỹ càng được đem làm sạch xé theo khổ để gói.
  • Nếp được ngâm qua đêm để ráo ở đây  có 2 cách để chế biến nếp:
  • Nếp sống: nếp sau khi để ráo đem trộn màu và gói trực tiếp đây được gọi là gói nếp sống bánh khi luộc ra hạt nếp sẽ dính vào nhau không rời từng hạt nhưng thời gian nấu bánh sẽ lâu hơn phải mất tầm 10 đến 12 tiếng cho một nồi bánh to.
  • Nếp chín: nếp sau khi ráo được đem đi xào với nước cốt dừa và màu đến khi nếp chín dẻo thành khối đảo nặng tay là đạt , đem nếp sau khi xào đi gói bánh thì bạn chỉ mất tầm 6 đến 8 tiếng cho một nồi bánh. 
  •  Đậu xanh làm nhân được nấu nhuyễn sên đến khi khô nước có thể đem ra tạo hình được
  • Thịt ba rọi, mỡ thịt được rửa sạch để ráo ướp cùng các gia vị hạt nêm, hạt điều, tiêu ướp qua đêm cho thịt thấm vị . Thường thì bánh tét mặn sẽ gói thịt sống để khi luộc ra nếp sẽ có cả vị ngọt của thịt. 

Bánh khi ăn sẽ có vị mặn của thịt ba rọi giữa nhân có vị béo từ mỡ và vị lạt của nếp tạo cho chúng ta một vị ngon khó mà cưỡng lại được. 

3. Bánh tét nước tro 

Bánh tét nước tro là một loại bánh nhân ngọt, tương tự bánh ú nước tro bánh hường được gói  nhỏ hơn đòn bánh tét miền tây  bình thường. Nhân bánh có đậu xanh bóc vỏ nấu chín và được tán nhuyễn, nêm  thêm ít muối đường. Nếp sau khi ngâm nở để ráo nước được đem đi  trộn chung với nước tro tàu. Bánh khi  nấu chín có hạt nếp trong, nở đều mềm, vỏ ngoài dẻo và dai nhẹ còn nhân ngọt vừa đạt và có độ thơm bùi bùi của đậu xanh.

4. Bánh tét chùm ngây

Bánh tét chùm ngây đây là một món bánh mới lạ được gói bởi người dân Cồn Sơn, Bình Thủy, TP Cần Thơ. Bánh có màu xanh từ lá chùm ngây, còn phần nhân khá giống bánh nhân ngọt bình thường là đậu xanh hay chuối xiêm chín, không có thịt. Bánh ngon nhất khi còn nóng vừa ra lò , khi ăn bạn sẽ cảm nhận rõ vị bùi ngọt của đậu xanh, béo thơm của nước cốt dừa và mùi thơm của lá cây chùm ngây, rất hợp cho những người ăn chay 

5. Bánh tét nhân sâm 

Bánh tét nhân sâm bánh này có mặt tại Cần Thơ và Hậu Giang. Cũng với các cách làm như những loại bánh tét truyền thống,sự khác biệt nằm ở phần nhân bánh gồm có đậu xanh, trứng muối, thịt gà và đặc biệt hồng sâm được cân đo, đong đếm phù hợp với các chế độ dinh dưỡng người dùng. Lớp vỏ ngoài bánh với màu tím đặc trưng của hoa đậu biếc. Bánh tét nhân sâm được dùng làm quà tặng bạn bè, người thân,như ngụ ý chúc dồi dào sức khỏe trong năm mới. 

6. Bánh tét lá cẩm Cần Thơ 

bánh tét lá cẩm khá nổi tiếng không thể không nhắc khi đến Cần Thơ. Người thợ làm bánh sẽ ngâm nếp với nước lá cẩm để được màu tím sẫm, nhân bánh ngoài đậu xanh cùng thịt mỡ còn cho thêm trứng muối bùi béo. 

7. Bánh tét Trà Cuôn (Bánh tét ba màu) 

banh-tet-3-mau-banh-tet-tra-cuong

Bánh tét Trà Cuôn là loại bánh nổi tiếng tại Cầu Ngang (Trà Vinh) bánh được làm và bán quanh năm, nhưng khi Tết thì bánh càng được ưa chuộng hơn nữa . Đòn bánh ở đây được gói từ gạo nếp, đậu xanh cùng thịt mỡ và trứng muối. Thợ làm bánh sẽ trộn nếp với các màu rau củ như các lá cây rau bồ ngót, lá cây lá dứa, lá cây cẩm và trái gấc để làm  tăng thêm màu sắc tươi tắn cho bánh, hương vị cho bánh. 

8. Bánh tét chiên 

Món này thường có vào gần khi gần hết tết khi trong nhà chỉ còn lại ít bánh, bánh tét khi chiên lên ăn rất lạ miệng. bánh được cắt khoanh chiên ngập dầu vỏ ngoài thì giòn bên trong mềm dẻo thường được ăn kèm với dưa món, tôm khô củ kiệu. 

9. Bánh tét Eat Clean 

Ngày nay nhu cầu dùng các món ăn giảm cân ít tinh bột đang được ưa chuộng rất nhiều. Bánh tét yến mạch, bánh tét từ gạo lức đang là sự ưa chuộng của giới trẻ bánh được thay thế gạo nếp thành gạo lứt nhằm giúp giảm khả năng trao đổi chất của tinh bột giúp bạn không lo tăng cân mùa Tết.

Bánh Tét miền Tây nhìn đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa nhiều mong ước về gia đình về tình làng nghĩa xóm. Phong tục gói bánh tét ngày Tết đã đi sâu vào tâm trí của mỗi gia đình Nam Bộ cứ 28 Tết là chuẩn bị 29,30 Tết cả gia đình ngồi quây quần gói bánh cùng thức khuya quây quần nấu bánh chín để Mùng 1 dâng lên cúng ông bà tổ tiên. Hình ảnh những đứa trẻ nô đùa xung quanh nồi bánh, những bậc cha chú ngồi chụm củi canh bếp các cô dì ông bà ngồi kể nhau nghe một năm đã qua như nào mong ước năm sau thế nào không xa lạ gì ở những ngôi nhà tai miền Tây Nam Bộ vào dịp Tết đến. 

WOW - Ứng dụng giúp việc nhà theo giờ sẽ cũng bạn đồng hành và giúp cái Tết của mỗi gia đình thêm nhẹ nhàng, trọn vẹn hơn nhé.