1. Dấu hiệu máy lạnh cần nạp gas

dau-hieu-may-lanh-can-nap-gas

Thời gian để nạp gas cho máy lạnh khá dài có thể lên đến vài năm, tuy nhiên có nhiều trường hợp máy lạnh bị xì gas, hỏng ống đồng, hoặc trong quá trình di chuyển tháo nhốt gas không kỹ khiến gas bị hao hụt một cách nhanh chóng. 

Áp suất tiêu chuẩn của bình chứa gas là 75 - 80 PSI, nếu thấp hơn mức 50 PSI thì máy lạnh cần nạp thêm gas để máy hoạt động hiệu quả hơn. 

Có các dấu hiệu dễ nhận biết ra máy lạnh đang thiếu gas: 

Chảy nước dàn lạnh 

Đèn báo lỗi nhấp nháy, không hoạt động 

Máy lạnh không mát hoặc mát yếu 

Máy lạnh tắt mở liên tục 

Xuất hiện tuyết trên ống dẫn gas

Cảm biến nhiệt độ hoạt động không chính xác 

2. Bơm gas máy lạnh bao nhiêu tiền

bom-gas-may-lanh-bao-nhieu-tien

Giá bơm gas hiện nay dựa trên đơn vị. Theo giá thị trường hiện nay mức giá bơm gas máy lạnh dao động trong khoảng 70.000 - 80.000đ.

Giá bơm gas của các loại máy lạnh chuyên  nghiệp giá như sau 

Gas R-22 - Áp suất 60 - 90 PSI: Giá bơm khoảng 50.000 - 350.000đ

Gas R-410A - Áp suất 120 - 150 PSI: Giá bơm khoảng 150.000 - 550.000đ

Gas R-32 - Áp suất 120 - 150 SPI: Giá bơm khoảng 150.000 - 550.000đ

Giá nạp gas bổ sung máy điều hòa có giá như sau: 

Giá bơm gas R-22 bổ sung: 6.000đ/ PSI

Giá bơm gas R-410A bổ sung: 9.000đ/ PSI

Giá bơm giá R-32 bổ sung: 9.000 đ/PSI

3. Nên sử dụng loại gas nào cho máy lạnh

nen-su-dung-loai-gas-nao-cho-may-lanh

Loại gas (chất làm lạnh) sử dụng cho máy lạnh phụ thuộc vào thiết kế của thiết bị và các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất. Dưới đây là các loại gas phổ biến cho máy lạnh và các đặc điểm của chúng:

R-22: Đây là loại gas làm lạnh truyền thống và đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm. Tuy nhiên, R-22 có ảnh hưởng tiêu cực đến tầng ozone và đang bị loại bỏ theo quy định quốc tế. Vì bị hạn chế nên hầu hết là các máy lạnh cũ sử dụng loại gas này. 

R-410A: Là loại gas làm lạnh thay thế R-22, R-410A không gây hại cho tầng ozon và có hiệu suất làm lạnh tốt hơn. Nó có áp suất làm việc cao hơn và yêu cầu thiết bị phải được thiết kế đặc biệt để sử dụng gas này. Đây cũng là loại gas phổ biến trong các máy lạnh được khuyến khích sử dụng trong các hệ thống làm lạnh hiện đại. 

R-32: R-32 là loại gas làm lạnh mới hơn, có hiệu suất làm lạnh cao và ít ảnh hưởng đến tầng ozone hơn so với R-410A. Nó có chỉ số GWP (Global Warming Potential) thấp hơn, giúp giảm tác động đến biến đổi khí hậu. Loại gas này trở nên phổ biến hơn được coi là 1 giải pháp thân thiện với môi trường hơn. 

R-143A: Thường được sử dụng trong các thiết bị làm lạnh nhỏ hơn, như tủ lạnh và máy điều hòa nhỏ. R-134A không gây hại cho tầng ozone, nhưng có chỉ số GWP cao hơn so với R-32. Dùng cho các ứng dụng không khí nhỏ và không phổ biến cho các hệ thống điều hòa không khí lớn. 

R-290: Đây là một loại gas tự nhiên với chỉ số GWP thấp và không gây hại cho tầng ozone. Tuy nhiên, nó có tính dễ cháy cao hơn và yêu cầu các biện pháp an toàn đặc biệt khi sử dụng. 

4. Quy trình bơm gas máy lạnh tại nhà 

quy-trinh-bom-gas-may-lanh-tai-nha

Dụng cụ cần thiết khi bơm gas máy lạnh tại nhà: Đồng hồ đo gas chuyên dụng, bình gas đầu nối gas, đồng hồ kẹp dòng, tô vít, mỏ lết, máy hút chân không. 

Quy trình bơm gas cho máy lạnh tại nhà bao gồm các bước chính để đảm bảo việc nạp gas hiệu quả và an toàn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước:

Bước 1: Kiểm tra lượng gas trên máy lạnh 

Ngắt nguồn điện đảm bảo máy lạnh đã được ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn. Bắt đầu tháo toàn bộ vỏ máy lạnh ra đồng thời vặn các đầu ốc nạp gas ra. Tiếp theo nối dây đồng hồ vào van nạp gas, dây kia vặn vào chai gas để xem áp xuất gas trong máy lạnh là bao nhiêu. 

Bước 2: Hút chân không

Kiểm tra máy lạnh để xác định các vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc nạp gas, như rò rỉ hoặc hỏng hóc. Để tránh tình trạng khí hỗn nào đi vào hệ thống khí máy lạnh. Vì vậy bơm gas máy lạnh cần phải dùng máy hút chân không khí chuyên dụng để hút toàn bộ không khí có trong đường hệ thống ra ngoài rồi mới bắt đầu nạp gas. 

Bước 3: Bơm gas vào hệ thống 

Mở van trên bình gas và bắt đầu bơm gas vào hệ thống. Theo dõi đồng hồ đo áp suất để kiểm tra áp suất trong hệ thống. Điều chỉnh lượng gas nạp vào dựa trên áp suất đo được và thông số của nhà sản xuất. Nạp từ từ và không quá mức để tránh tình trạng quá tải.

Bước 4: Đóng van và khởi động 

Sau khi nạp đủ lượng gas, đóng van trên bình gas và van nạp gas của máy lạnh. Tháo ống nạp gas và đồng hồ đo áp suất khỏi hệ thống. Đảm bảo không để gas rò rỉ khi tháo thiết bị.

Kết nối lại nguồn điện cho máy lạnh và bật máy. Quan sát hoạt động của máy lạnh để đảm bảo máy làm lạnh đúng cách và không có vấn đề gì. Kiểm tra xem máy lạnh có hoạt động bình thường không và áp suất có ổn định không.

 

Luôn tuân thủ các quy định an toàn và hướng dẫn của nhà sản xuất khi thực hiện quy trình nạp gas. Việc bơm gas cho máy lạnh cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn. WOW - Ứng dụng giúp việc nhà theo giờ là người bạn đồng hành cùng người tiêu dùng, cung cấp thông tin tránh các vấn đề xảy ra như Tại Sao Máy Lạnh Không Chạy, Inverter Máy Lạnh Là Gì,...

 

CÔNG TY TNHH WOW PLUS VIỆT NAM
Địa chỉ: 66/5 Trần Văn Khánh, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TPHCM
Hotline: 1900 633 876
Email: support@wowplus.com.vn
Link tải app: Tải app WOW qua CH Play hoặc Apple Store